Để thiết kế tủ bếp sử dụng hiệu quả các bạn cần lưu ý nhiều điều. Một trong những số đó chính là xác định chính xác kích thước của tủ bếp. Tùy theo thói quen sử dụng cũng như chiều cao và nhu cầu thực tế của gia chủ sẽ có những tiêu chuẩn về thiết kế tủ bếp khác nhau. Đối với người Việt thường sử dụng tủ bếp với kích thước cơ bản tiện dùng. Vậy chiều cao tủ bếp bao nhiêu là thích hợp? Cùng Home Master tìm hiểu xem nhé.
Tủ bếp cao bao nhiêu là phù hợp tiêu chuẩn?

– Đối với người Việt Nam chiều cao tủ bếp phải phù hợp với chiều cao trung bình người dùng, cụ thể là phụ nữ.
– Tủ bếp được thiết kế cao vừa đủ giúp thời gian nấu nướng tại nhà bến thêm hiệu quả.
– Tủ bếp được thiết kế với chiều cao thích hợp còn đảm bảo sức khỏe cho mọi người.
– Chiều cao tủ bếp phù hợp với các thành viên trong gia đình đem đến nhiều tiện ích khi sử dụng.
Không chỉ xác định chiều cao và các kích thước khác của tủ bếp các bạn cũng cần quan tâm nhé. Đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp sẽ sáng tạo ra các sản phẩm tủ bếp, phụ kiện tủ bếp vừa ý khách hàng.
Thông thường tủ bếp sẽ bao gồm 2 phần tủ bếp trên và tủ bếp dưới. Một số thiết kế bếp có thêm tủ bếp cao. Kích thước tủ bếp có thể khác nhau về chiều rộng, nhưng những tiêu chuẩn về chiều cao và chiều sâu phải đảm bảo để tủ của bạn sẽ hoạt động tốt và giúp bạn lấy cất đồ dùng dễ dàng. Tổng chiều cao của gian bếp phổ biến từ 2200mm đến 2400mm.

Tủ bếp dưới:
Tủ bếp dưới cần phải rất chắc chắn để tạo thành bệ đỡ cho mặt bàn bếp. Kích thước tủ bếp dưới được tạo nên từ 3 thành phần: chiều cao của tủ bếp, chiều cao của chân tủ bếp, và độ dày của mặt bàn bếp. Các thông số tiêu chuẩn như sau:
- Tổng chiều cao tủ bếp dưới: 820mm-860mm (tính từ sàn lên tới mặt bàn bếp); chiều sâu của tủ từ 560mm – 600mm; chiều dài sẽ được tính toán hợp lí theo thực tế vị trí đặt tủ
- Độ dày mặt bàn bếp thường là 20 – 40mm và độ rộng của mặt bàn bếp từ 600 – 650mm.
- Chân đế tủ bếp có chiều cao từ 60 – 100mm
Chiều cao của tủ bếp dưới vô cùng quan trọng để tạo sử thoải mái cho người sử dụng bếp. Nếu làm cao quá hoặc thấp quá sẽ rất bất tiện. Với kích thước này, tủ bếp dưới phù hợp để đặt các thiết bị nhà bếp như lò nướng, các loại bếp từ – bếp điện từ âm tủ, bồn rửa và các phụ kiện sắp xếp nhà bếp như khay, rổ kệ gia vị, rổ kệ đồ khô,…
Tủ bếp trên:
Tủ bếp trên (tủ treo tường) có thể được sử dụng để lưu trữ bổ sung và thêm phần phong cách vào thiết kế nhà bếp. Với phần tủ bếp trên như vậy rất phù hợp với kích thước tiêu chuẩn của các thiết bị như máy hút mùi , rổ kệ ráo nước,…
- Chiều cao chuẩn của tủ bếp trên:từ 700mm, 900mm; chiều sâu tủ trung bình từ 300 đến 350mm.
- Chiều dài tủ bếp trên sẽ được cân đối theo tủ bếp dưới hoạc thiết kế
Khoảng cách giữa tủ bếp trên và tủ bếp dưới: 580-650 mm, kích thước tiêu chuẩn thường được ứng dụng là 600mm.
Một số thiết kế không gian bếp có thêm tủ bếp trên kịch trần. Chiều cao tiêu chuẩn từ 300 – 500cm, chiều sâu theo kích thước của tủ bếp trên.
Để tạo một không gian bếp hoàn hảo, không thể thiếu sự hỗ trợ của các phụ kiện tủ bếp. Phụ kiện bếp phải được thiết kế và lựa chọn phù hợp cho tủ bếp tiêu chuẩn, dễ dàng lắp đặt trên các hệ tủ và tận dụng hiệu quả không gian lưu trữ.
Home Master cung cấp các giải pháp sắp xếp không gian như: khay chia hộc tủ – phân loại và sắp xếp vật dụng nhà bếp nhỏ như dao, thìa, đũa,…; rổ kệ đơn hoặc đa tầng để sắp xếp nồi, chảo, dĩa, chén, gia vị; rổ kệ đồ khô; thùng rác,.. Các phụ kiện này được được thiết kế kích thước chiều sâu và chiều cao tiêu chuẩn, đa dạng kích thước chiều rộng để phù hợp với với tủ bếp.
Hãy liên hệ Home Master để được tư vấn, giải đáp và lựa chọn vật liệu tủ bếp phù hợp với không gian nhà của bạn!
Website: https://homemaster.com.vn/product-category/dich-vu/thiet-ke-noi-that/
Fanpage: https://www.facebook.com/noithathomemaster
Xem thêm: Nên sử dụng vật liệu gì khi làm nội thất tủ bếp?